thông báo

video

hình ảnh

liên kết website

số lần truy cập

Thứ hai, 25/ 11/ 2024 “Các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ…đã đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của giai cấp của dân tộc lên trên hết, lên trước hết. Các đồng chí đó đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lai vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí đó đã vui vẻ hy sinh hết thảy

Lê Đắc Toàn - Người con ưu tú của quê hương Đức Thọ

31 - 03 - 2014

    Danh nhân Lê Đắc Toàn – Người con ưu tú của quê hương Đức Thọ

Nằm khiêm nhường, bình dị bên cạnh con đường liên hương nối liền quốc lộ 8A và đê La Giang, vắt ngang qua cánh đồng xã Yên Hồ là nhà thờ Lê Đắc Toàn. Đây là nơi thờ tự vong linh tiên tổ dòng họ Lê Đắc xã Yên Hồ và Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân Lê Đắc Toàn (1622 – 1673). Ông tên thật là Lê Vĩnh Đích, sinh năm Nhâm Tuất, đời vua Lê Thần Tông (lần thứ nhất), niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 4 (1622). Thân sinh là cụ Lê Vĩnh Mệnh, thân mẫu là bà Lương Thị Lữ xã Bình Hồ, huyện La Sơn. Nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong gia cảnh nghèo khó, nhưng vốn có tư chất thông minh lại giàu nghị lực nên Lê Đắc Toàn vẫn kiên trì đèn sách và đậu Sinh đồ tại kỳ thi Hương năm Kỷ Sửu đời vua Lê Chân Tông (1634 – 1649), niên hiệu Phúc Thái lần thứ 16 (1649). Đến năm Canh Mão đời vua Lê Thần Tông (1649 – 1662), niên hiệu Khánh Đức năm thứ 3 (1651) ông đỗ đầu kỳ thi Hương và đến năm Nhâm Thìn (1652), thì ông đậu Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân. Khi đó ông tròn 31 tuổi. Theo tư liệu của dòng họ, thửa nhỏ ông thụ giáo với một thầy học ở Ngọc Sơn. Vì không có tiền đò, mỗi lần đi về ông phải tìm đến chỗ khuất, cởi quần áo bơi qua dòng sông Mênh. Ông lái đò gần đó biết chuyện. Một hôm gặp phải trời mưa rét, thấy người học trò ăn mặc phong phanh thì động lòng, gọi lại bảo xuống đò. Thấy Lê Đắc Toàn chần chừ ông lão liền nói: “Tôi biết anh không có tiền, nhưng đừng ngại. Từ nay trở đi tôi sẻ chở anh sang sông. Anh cần phải giữ sức mà học…”. Sau khi đỗ Tiến sỹ ra làm quan, trong một lần về quê, ông hỏi thăm thì biết người lái đò đã qua đời. Ông bèn tậu mấy sào ruộng giao cho gia đình ông lão cày cấy để lo việc hương khói, giỗ tết. Dân làng gọi đám ruộng ấy là “ruộng tiền đò”

Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ thứ XVIII (1527 – 1789), đầy những biến động dữ dội, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê dựng nên triều Mạc. Nguyễn Kim, một cựu thần của nhà Lê năm 1533 tìm được một người trong hoàng tộc nhà Lê là Lê Ninh (1) rồi tôn lên làm vua nhằm tạo ra danh nghĩa chính thống cho cuộc chiến tranh chống lại họ Mạc (Triều Lê do Nguyễn Kim lập ra ở Thanh Hoá nên sử củ thường gọi là Nam triều, còn triều Mạc lúc đầu đóng đô ở Thăng Long nên gọi là Bắc triều). Từ năm 1533 đến năm 1592, hai bên Nam – Bắc triều đã đánh nhau tất cả 38 trận lớn, cuối cùng Nam triều đã đè bẹp được Bắc triều. Nhưng từ khi Nguyễn Kim mất (1545) thì quyền lực thực sự của Nam triều nằm trong tay Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim). Trong khi một số dư đảng của họ Mạc đang còn hoạt động thì năm 1558 Nguyễn Hoàng (em vợ Trịnh Kiểm), sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hoá rồi kiêm luôn cả xứ Quảng Nam (2) (1570) đã quay giáo chống lại họ Trịnh. Sau nhiều trận đánh lớn không phân thắng bại, năm 1672 hai  bên  đã lấy sông Gianh  (Quảng Bình)  làm giới tuyến  chia cắt lâu dài lẫn nhau. Từ

 

(1) Đó là vua Lê Trang Tông (1533 – 1548), còn có tên gọi khác là Lê Huyến

(2) Đất Quảng Nam xưa rất rộng lớn bao gồm: quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định, Kon Tum và phần lớn đất Gia Lai ngày nay

sông Gianh trở ra Bắc là đất do chúa Trịnh (bên cạnh còn có vua Lê) cai quản gọi là Đàng Ngoài, còn sông Gianh trở vào Nam là đất do chúa Nguyễn cai quản gọi là Đàng Trong       

Sinh ra và lớn lên trong thời tao loạn, bên cạnh ngôi vua (là bậc chí tôn theo quan điểm của nho gia), còn có phủ chúa cùng sự phân tranh về quyền lực và lãnh thổ giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài làm đảo điên mọi trật tự trong một xã hội được xây dựng trên nền tảng cơ bản của Nho gia đã có hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Lê Đắc Toàn làm quan trải qua ba đời vua thời Hậu Lê, đó là: Lê Thần Tông (1649 – 1662 lần thứ 2)(1), Lê Huyền Tông (1663 – 1671)(2) và Lê Gia Tông (1672 – 1675)(3). Lần lượt giữ các chức: Cẩn sự lang giám sát ngự sử bậc dưới đạo Hải Dương (4), một năm sau ông được phong lên tước Nam (5) và phong làm Thanh Hoá hiến sát sứ ti bậc dưới (6). Đến năm Cảnh Trị thứ 2 (1664), sau khi mãn tang mẹ Lê Đắc Toàn được thăng Đô cấp sự trung Binh khoa (7) “…ất Tỵ năm thứ 3 (1665), mùa xuân tháng 3 cho các chức trong ngoài được thăng cấp…Phạm Chất, Lê Đắc Toàn, Uông Khê, Lương Nghị…đều làm Đô cấp sự trung” (Đại Việt sử ký toàn thư NXBVHTT tập 2 trang 852). Năm Cảnh Trị thứ 7 (1669) Lê Dắc Toàn lại  được bổ nhiệm làm Thừa chính sứ ti, Tham chính (8) Phúc khê nam, cấp bậc Lang trung (9) Hộ khoa (10). Củng trong năm này vì có công bắt được tướng giặc là Trương Phúc Lý cùng với khí giới giải nộp có công nên được vua phong lên tước Tử: “…vì cớ Đắc Toàn được sai làm Đốc thị ở Nghệ An trù tính  sai  bắt được  tên giặc Trương  Phúc  Lý…” (sđd trang 870).  Đến  năm Dương Đức thứ nhất, do hoàn thành tốt nhiệm vụ ông lại được vua phong  Đô  ngự  sử đài kiêm Đô  ngự sử chức “... nguyễn Mậu Tài

 

 

(1) Lê Thần Tông làm vua 2 lần; Lần thứ nhất (1619 – 1643) với các niên hiệu Vĩnh Tộ (1620 -1628), Đức Long (1629 – 1634) và Dương Hoà (1635 – 1643); lần thứ 2 (1649 – 1662) với các niên hiệu Khánh Đức) (1649 – 1652), Thịnh Đức (1653 – 1657), Vĩnh Thọ (1658 – 1661) và Vạn Khánh (1662)

(2) Lê Huyền Tông: (1663 – 1671) niên hiệu Cảnh Trị

(3) Lê Gia Tông: (1672 – 1675), niên hiệu Dương Đức (1672 – 1673) và Đức Nguyên (1674 – 1675)

(4), (6) Thời Hậu Lê tổ chức và bộ máy quan lại vẫn theo cải cách năm 1466 của Lê Thánh Tông chia nước ta ra làm 12 đạo Thừa tuyên, sau nhân lấy đất Quảng Nam của Chiêm Thành lại đổi thành 13 Xứ. Mỗi xứ có 3 cơ quan; Thừa ty (trông coi về hành chính và thuế khoá), Đô ty (trông coi về quân sự) và Hiến ty (trông coi về tư pháp)

(5) Chế độ phong tước của nước ta theo thể chế nhà Chu, dưới Thiên tử có 5 Tước là: Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Phàm là quý tộc hầu như chẳng ai không được phong tước nhưng quan lại mà được dự vào hàng tước vị dù chỉ bậc thấp như Tử hay Nam đều rất khó

(7) Binh khoa: Năm 1459, Nghi Dân cướp ngôi Lê Nhân Tông đặt ra Lục bộ và Lục khoa. Binh khoa có trách nhiệm phụ trách những công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng khí giới, những việc dân biên giới, quân đóng ở các trạm cùng những việc khẩn cấp

(8) Tham chính: Chức quan trong ty, trật Tòng tứ phẩm

(9) Lang trung: Sau Thượng thư (người đứng đầu một bộ) rồi đến Tả thị lang, hữu thị lang và lang trung

(10) Hộ khoa: Giữ những công việc về ruộng đất, hộ khẩu, phu thuế, thổ sản, tiền, thóc, kho tàng và lương bổng quân lính

 

  

làm phó Đô ngự sử, Lê Đắc Toàn làm Thiêm đô ngự sử…” (sđd trang 877).

Năm Dương Đức thứ 2, do lâm trọng bệnh Lê Đắc Toàn đã từ trần vào giờ Tuất (19 – 21 giờ), ngày 11 tháng 5 năm Quý Sửu (1673), hưởng thọ 52 tuổi. Như vậy, sau 21 năm làm quan dù ở cương vị nào, là Giám sát ngự sử bậc dưới ở một đạo hay Đô cấp sự trung của một khoa và Thiêm đô ngự sử hoặc đi sứ sang Trung Quốc (thời Minh), ông luôn được nhà vua và triều thần trọng dụng, đánh giá cao về tài năng, đức độ là: “…người  có  tâm thuật, tài năng giúp việc”, “hoàn thành tốt nhiệm vụ…” nên sau khi ông mất, vua và triều đình thương xót đã truy tặng phong cho ông chức Tả thị lang Bộ công và tôn lên làm phúc Thần của làng. Về sau được các vua đời nhà Nguyễn tấn phong từ Hạ đẳng thần lên Trung đẳng thần, giao cho nhân dân xã Yên Hồ bốn mùa thờ phụng theo nghi thức quốc gia.

Nhà thờ Lê Đắc Toàn hiện nay được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 3 (1850) hoàn toàn bằng gỗ mít, có mặt bằng kiến trúc hình chữ đinh (    ), gồm hai toà: thượng và hạ điện. Nơi đây còn lưu giữ được 11 bản sắc phong cổ (8 sắc thời Lê, 3 sắc thời Nguyễn) và một bài thơ bằng chữ Hán khắc gỗ, sơn son thếp vàng do Hoàng Giáp Hồ Ngọc Phong biên soạn, nội dung như sau:

     Phiên âm: “Tư lưỡng khôi nguyên hậu

                        Bình Hồ tứ khí chung

                        Đằng vân đăng giáp đệ

                        Cựu vũ điển cừ hung

                        Nam hưởng ôn nhân đạt

                        Bắc trì cống khoản thông

                        Đại danh thuỳ khẩn ngoại

                        Kình tiết trọng triều trung

                        Mông tặng song thân hiển

                        Lưu khanh hậu duệ hồng

                        Thiên thu hương hoả tự

                        Nghiễm nhược kiếm di dung

                                                Ngọc Phong Hồ Hoàng Giáp phụng toản

                                                                  Tự Đức Tân tỵ trùng thuyên”

    (Dịch nghĩa: Thi hương và thi hội đều đỗ đầu

                         Bình Hồ là nơi hội tụ tốt lành

                         Văn: Đứng ở bậc thứ cao

                         Võ: Thao lược biết địch, biết ta

                         Việc trong nước (Nam) tinh thông

                         Đi sứ sang Bắc (nước Minh) giỏi giang

                         Tiếng tăm ra tận mãi ngoài

                         ở trong nước càng thêm trọng vọng

                         Trước là để biết ơn cha mẹ

                         Sau là lưu điều mừng lớn cho con cháu

                         Nghìn năm khói hương thờ phụng

                         Như thấy dung nhan nghiêm trang còn đó

                                                Hoàng Giáp Hồ Ngọc Phong vâng soạn

                                             Khắc lại năm Tân Tỵ triều Tự Đức – 1881)

Cuộc đời và sự nghiệp của Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân Lê Đắc Toàn là một tấm gương sáng về tấm lòng trung quân ái quốc, son sắt vì nước vì dân xứng đáng để cho người đời sau học tập noi theo. /.

                                                                                 Doãn Thắng